Các nguyên nhân gây hôi miệng?

Hôi miệng là chứng bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Chứng hôi miệng có thể cản trở bạn trong giao tiếp hàng ngày vì tâm lý tự ti, hơi thở có mùi khiến người khác khó chịu. Nguyên nhân hôi miệng có thể là do chăm sóc sức khỏe răng miệng không kĩ càng, do loại thực phẩm bạn ăn và cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác.

Cùng Nha Khoa Hoàng Lê tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng và cách điều trị hôi miệng trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Các loại thức ăn ảnh hưởng đến hơi thở

Tất cả các thực phẩm khi ăn đều được nghiền nhỏ trong miệng. Nếu bạn ăn các loại thức ăn có mùi (như tỏi, hành tây, mắm nêm…) thì đánh răng hay dùng nước súc miệng chỉ tạm thời làm dịu đi mùi hôi. Khi thực phẩm đã được tiêu hóa trong cơ thể của bạn, mùi mới biến mất hoàn toàn.

Thói quen không tốt là “thủ phạm” gây hôi miệng

Nếu bạn không đánh răng, dùng chỉ nha khoa để làm sạch thì những mẩu thức ăn có thể vẫn “trú ngụ” trong miệng của bạn. Đây cũng là điều thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn giữa các kẽ răng, xung quanh nướu răng và trên bề mặt lưỡi khiến hơi thở có mùi. Để giúp làm giảm vi khuẩn, bạn có thể dùng nước súc miệng kháng khuẩn.

Ngoài ra, khi dùng răng giả, nếu không làm sạch đúng cách, vi khuẩn gây mùi và các mẩu thức ăn thừa trong miệng có thể gây hôi miệng. Hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá nhai cũng có thể khiến răng xỉn màu, miệng có mùi.

Hôi miệng do các vấn đề về sức khỏe

Hơi thở liên tục có mùi hôi hoặc đắng trong miệng có thể là dấu hiệu của bệnh nha chu. Bệnh nha chu là gì? do sự tích tụ mảng bám trên răng. Vi khuẩn là nguyên nhân gây ra sự kích thích các nướu răng. Nếu viêm nha chu tiếp tục không được điều trị thì sẽ gây tổn hại đến nướu răng, xương hàm và có thể dẫn đến mất răng.

Tình trạng khô miệng kéo dài cũng có thể gây hôi miệng. Để làm ẩm miệng, trung hòa axit sản sinh bởi mảng bám, giúp rửa sạch các tế bào chết tích tụ trên lưỡi và nướu răng, nước bọt là yếu tố thực sự cần thiết. Nếu miệng khô, có vấn đề về tuyến nước bọt, các tế bào này sẽ không được loại bỏ mà sẽ phân hủy dẫn đến hôi miệng.

Ngoài ra, nhiều bệnh lý khác cũng có thể gây ra hôi miệng như: nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang), tiểu đường, trào ngược dạ dày hoặc bệnh lý gan, thận.

Cải thiện nụ cườI – cảI thiệt phát âm

Hàm răng đẹp mang lại cho chúng ta sự tự tin hơn, chinh phục người đối diện. Việc phát âm chuẩn hơn giọng nói rõ ràng.

Làm gì để ngăn ngừa & điều trị hôi miệng?

Hôi miệng có thể ngăn chặn và hạn chế tác động, nếu bạn:

Chú ý giữ vệ sinh răng miệng

Đánh răng hai lần/ ngày với kem đánh răng để loại bỏ mảng bám, mẩu vụn thức ăn (đừng quên chải lưỡi). Mỗi 2-3 tháng hoặc sau khi khỏi bệnh, bạn hãy thay bàn chải đánh răng. Nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám giữa kẽ răng và dùng nước súc miệng kháng khuẩn. Răng giả cần được rửa sạch mảng bám trước khi đặt vào miệng.

Hãy khám răng định kỳ

Ít nhất 2 lần/ năm, bạn nên đến phòng khám nha khoa để khám răng. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng tổng quát, làm sạch răng. Với cách này, bạn sẽ phát hiện sớm và kịp thời điều trị bệnh nha chu, khô miệng hoặc các nguyên nhân gây hôi miệng khác nếu có.

Cải thiện vấn đề về tuyến nước bọt

Uống nước nhiều là cách để giữ cho khoang miệng luôn luôn ẩm. Ngoài ra, nhai kẹo cao su không đường hoặc mút kẹo cũng kích thích tiết nước bọt, rửa sạch thức ăn và vi khuẩn. Nhai kẹo cao su có chứa xylitol là tốt nhất.

Điều trị hôi miệng bằng cách nào?

Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ tại nha khoa có thể chỉ ra chính xác nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng. Nếu mùi hôi miệng là do bệnh nha chu viêm, do răng sâu, do mảng bám trên răng, các bác sĩ Răng Hàm Mặt sẽ trực tiếp điều trị cho bạn và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng hiệu quả.

Nếu bác sĩ xác định rằng miệng của bạn khỏe mạnh và nguyên nhân gây mùi không phải từ khoang miệng, bạn có thể được giới thiệu đến các bác sĩ gia đình. Xác định chính xác nguồn gốc mùi hôi, các bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chính xác hơn, lấy lại tự tin trong giao tiếp cho bạn.

Lên đầu trang
Contact