Vôi răng là gì?

Vôi răng còn có một tên gọi khác là cao răng là những mảng bám ố màu bám ở trên răng. Những mảng bám này được hình thành bởi những mảng bám thức ăn lâu ngày còn sót lại và sau một thời gian, mảng bám sẽ bám chặt xung quanh nướu và rất khó để có thể lấy đi bằng cách đánh răng thông thường.

Nhiều người cho rằng, vôi răng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe của răng miệng mà chỉ gây mất thẩm mỹ. Nhưng thực tế, vôi răng có thể dẫn tới các vấn đề về răng miệng như: viêm nướu, các bệnh nha chu và gây nên những mùi hôi khó chịu.

Cạo vôi răng là gì?

Cạo vôi răng là phương pháp làm sạch các mảng bám cứng đầu, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm do cao răng gây ra. Theo thời gian, các mảng bám này bị vôi hóa và chúng ta không thể làm sạch chúng bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường, thay vào đó cần có sự can thiệp của các thiết bị nha khoa chuyên dụng.

Tại sao nên cạo vôi răng định kỳ?

Những mảnh cao răng tích tụ lâu ngày chính là gây ra các bệnh về nướu. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, cứ 10 người lớn trên 30 tuổi thì đã có 5 đến người bị bệnh nướu răng, và nguyên nhân bắt nguồn từ cao răng. Những ai đã từng bị chảy máu nướu răng sau khi đánh răng, có thể đã mắc bệnh nướu răng. Lúc này, phần nướu bị viêm sẽ sưng đỏ, chảy máu nhưng không đau. Do đó, đây là căn bệnh rất khó phát hiện.

Việc tích tụ những mảnh cao răng bên trong môi trường khoang miệng còn có thể dẫn đến một căn bệnh nguy hiểm hơn, đó chính là viêm nha chu. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm nha chu chính là hơi thở có mùi, răng lung lay và thậm chí là rụng răng.

Vi khuẩn trong lợi còn có thể lây lan khắp cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa viêm nướu, viêm nha chu và bệnh tim mạch, tiểu đường, tình trạng này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Đặc biệt, viêm nướu, viêm nha chu có thể gây suy giảm sức khỏe ở người già, phụ nữ mang thai. Vì vậy, nó cực kỳ nguy hiểm.

Quy trình cạo vôi răng chuẩn y khoa

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Trước khi bắt đầu thực hiện bất kì kỹ thuật nha khoa nào dù là đơn giản nhất, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám tổng quát

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng

Trước khi tiến hành lấy vôi răng, khách hàng sẽ được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Đây là bước cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng nhằm bảo đảm khoang miệng vô khuẩn.

Bước 3: Cạo vôi răng

Bác sĩ tiến hành lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm không đau với chuyển động rung của các bước sóng lên toàn bộ bề mặt có mảng bám thức ăn và vi khuẩn sẽ được loại bỏ sạch sẽ ra khỏi răng và nướu một cách nhanh chóng, ngay cả khi chúng nằm sâu dưới nướu hay trong các kẽ răng.

Bước 4: Đánh bóng răng

Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ sạch sẽ những vụn cao răng li ti còn sót lại và đánh bóng bề mặt răng với chổi và thuốc đánh bóng chuyên dụng, giúp bề mặt răng trở nên trắng sáng và nhẵn mịn hơn. Đồng thời tránh sự tích tụ của cặn bã thức ăn và vi khuẩn trên răng.

Nên cạo vôi răng bao lâu một lần?

Thời gian cạo vôi răng định kỳ tùy vào từng trường hợp. Thông thường, các bác sĩ nha khoa đều khuyên quý khách hàng nên tiến hành thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần. Cụ thể:

 

  • Đối với khách hàng có sức khỏe răng miệng tốt, vôi răng ít nên đến nha khoa để lấy vôi răng khoảng 6 tháng/lần.
  • Đối với khách hàng có men răng sần sùi, tích tụ nhiều mảng bám thức ăn dư thừa do thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc… nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.
  • Nếu để lâu ngày không lấy vôi răng thì có thể gây viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu. Vôi răng cũng là thủ phạm khiến cho hơi thở của bạn nặng mùi.
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ 3 hoặc 6 tháng/ lần còn giúp cho khách hàng biết được tình trạng răng miệng hiện tại, sớm phát hiện các bệnh lý và được bác điều trị kịp thời.

Bảng giá điều trị nha chu

Cạo vôi & đánh bóng

400.000đ/2 Hàm

Điều trị viêm nướu

450.000đ/2 Hàm

Nha chu viêm

450.000đ/1R

Scroll to Top
Liên hệ